Trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ tổng hợp là 3 hình thức phát triển của bệnh trĩ hiện nay. Mỗi bệnh trĩ sẽ có những vị trí hình thành khác nhau ở vùng hậu môn. Bệnh trĩ ngoại là gì? Điều trị bệnh trĩ ngoại bao lâu thì khỏi? sẽ được chúng tôi chia sẻ với các bạn tại nội dung bên dưới nhé.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là khái niệm để chỉ vị trí hình thành của búi trĩ bên ngoài đường lược của hậu môn. Quá trình này hình thành do tình trạng phình giãn rối tĩnh mạch hậu môn, ứ huyết tạo thành các búi trĩ. Khi các búi trĩ hình thành ở bên ngoài ống hậu môn sẽ được bao phủ bởi các chất sừng. Lúc đầu chúng chỉ như một phần thịt nhỏ. Về lâu khi càng nặng chúng sẽ phát triển thành búi trĩ ngoằn ngoèo. Nếu không chữa trị kịp thời để tình trạng phình giãn tĩnh mạch xảy ra quá mức sẽ khiến búi trĩ phát triển mạnh, không thể co giãn gọi là sa búi trĩ.
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại
- Chảy máu
- Đau rát
- Gây ẩm ướt ở vùng hậu môn do viêm nhiễm, chảy dịch
- Đi đại tiện đau đớn và khó khăn để vệ sinh sạch vùng hậu môn
- Búi trĩ to sẽ mang đến cảm giác cộm cộm rất khó chịu
- Sa búi trĩ khi bị trĩ ngoại sẽ mang đến cảm giác mệt mỏi, mất tự tin, đau đơn và xuất huyết nhiều hơn.
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
- Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, còn khá nhỏ. Lúc này chúng chỉ gâu chảy máu khi đại tiện và đau nhức nhẹ nhưng không liên tục. Nên phát hiện Trĩ ngoại độ 1 càng sớm càng tốt để có cách chữa trị kịp thời.
- Trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài thành hậu môn, tuy nhiên vẫn có thể co giãn một cách dễ dàng.
- Trĩ ngoại cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi ngồi xổm. Búi trĩ ngày càng to và ngứa, nhức dai dẵng hơn.
- Trĩ ngoại cấp độ 4: Sa búi trĩ, búi trĩ nặng, trĩ hoàn toàn giãn ra ngoài và không thể co lại được. Đau đớn, nhức kéo dài, chảy máu, viêm nhiễm sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh trĩ ngoại hình thành do dâu
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến cơ hậu môn bị tổn thương, tĩnh mạch phồng bất thường
- Ngồi nhiều trong thời gian dài dẫn đến gây áp lực lên vùng cơ hậu môn
- Chế độ ăn uống chưa khoa học. Cay nóng, chiên nướng, chất kích thích, ít chất xơ và uống ít nước kèm theo căng thẳng và mất ngủ.
- Gây áp lực lên cơ hậu môn với việc nặng hoặc quan hệ bằng đường hậu môn
- Phụ nữ mang thai, béo phì và giai đoạn sinh con
Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?
- Bệnh trĩ ngoại chỉ có thể chữa khỏi hoàn toàn khi trĩ ở cấp độ 1. Khi búi trĩ hình thành ở cập độ 2 trở lên cần phải có sự can thiệp của y khoa và bác sĩ. Không thể tự chữa khỏi tại nhà. Để an toàn các bạn nên thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh trĩ của mình.
- Ở cấp độ 3 và 4 cần tiến hành xâm lấn và phẫu thuật để giải quyết triệt để các búi trĩ. Có thể là 1 trong các phương pháp sau:
- Tiêm xơ búi trĩ để hạn chế xuất huyết và sa búi trĩ. Quá trình này cũng giúp búi trĩ xẹp xuống và tự rụng.
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su để búi trĩ tự hoại tử sau 5 – 7 ngày. Đừng nhầm lẫn việc thắt búi trĩ hoại tử với hiện tượng hoại tử búi trĩ thông thường nhé. Khi hoại tử búi trĩ vì phồng và gây tắc ngẽn quá mức sẽ cực kỳ nguy hiểm.
- Áp lạnh bằng nito lỏng hóa băng búi trĩ khiến búi trĩ teo lại và rụng hẳn sau khoảng 8 ngày.
- Phẫu thuật búi trĩ bằng cắt búi trĩ và khâu niêm mạc. Phương pháp Milligan Morgan, Whitehead, Longo…