Phân loại Van bướm dựa theo kiểu điều khiển van

Van bướm là thiết bị gắn với hệ thống đường ống và có tác dụng điều tiết lưu chất đi qua van. Van có kích thước lớn và sử dụng với nhiều môi trường khác nhau như nước, dầu, khí… nên được các doanh nghiệp rất tin dùng. 

Vậy dựa theo kiểu điều khiển van thì van cánh bướm có những loại nào, các bạn đã biết chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của những loại van cánh bướm được phân theo kiểu điều khiển van trong bài viết dưới đây nhé!

Van bướm có tác dụng điều tiết lưu chất đi qua van

1. Van bướm tay gạt – tay kẹp

Đây là loại Van bướm sử dụng tay gạt theo góc ¼ để đóng mở van và điều tiết dòng chảy. Van được làm làm từ chất liệu gang, inox nên có độ bền cao và chống gỉ sét tốt. 

Ngoài ra, van bướm tay gạt – tay kẹp còn được thiết kế kiểu lệch tâm nên giúp người dùng vận hành nhanh chóng. Van có kích thước vừa phải từ DN50 – DN300 nên dễ lắp đặt và bảo dưỡng. Gioăng van được làm từ chất liệu cao su nên giúp van luôn có độ kín cao trong suốt quá trình hoạt động. 

2. Van bướm tay quay – vô lăng 

Đây là dòng Van bướm sử dụng vô lăng để đóng mở van và có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính là:

  • Tay quay: được lắp cố định với trục van và được thiết kế tách rời nên dễ tháo lắp và thuận tiện trong việc sử dụng. Mặt trên tay quay có gắn mũi tên để giúp người sử dụng biết được trạng thái của van nhanh chóng hơn. 
  • Thân van: là bộ phận liên kết các chi tiết khác của van như đĩa van, trục van, tay quay… Nó được làm từ vật liệu gang, thép nên chống gỉ sét tốt.
  • Đĩa van: có hình dạng cánh bướm và có tác dụng là điều tiết lưu chất chảy trong đường ống. 

Van bướm tay quay có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính

  • Trục van: có tác dụng là truyền momen xoắn từ tay quay tới đĩa van đảm bảo đĩa van xoay cùng góc với góc quay của tay quay. 
  • Vòng làm kín: được làm từ chất liệu cao su như PTFE, EDPM… và có tác dụng đảm bảo lưu chất trong đường ống không bị rò rỉ khi van đóng hoàn toàn. 

Ưu điểm của Van bướm tay quay – vô lăng là kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và giá thành rẻ. Ngoài ra, nó còn dễ lắp đặt, vận hành và được sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để lắp đặt hệ thống đường ống của công ty mình.

3. Van bướm điều khiển bằng motor điện 

Đây là loại van công nghiệp có sự kết hợp giữa Van bướm cơ và motor điện. Loại van này điều khiển tự động và được lắp đặt vào hệ thống để kiểm soát lưu lượng lưu chất đi qua. 

Van cánh bướm điều khiển bằng motor điện sử dụng nguồn điện áp thông dụng là 24V, 220V và 380V. Van có khả năng đóng mở nhanh và có thể điều khiển từ xa nên giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành van. 

Ngoài ra, van còn có khả năng đóng mở chính xác và được thiết kế thông minh. Cách thức vận hành có 2 loại là đóng mở ON/OFF hay tuyến tính nên tăng hiệu quả công việc nhiều lần so với khi vận hành thủ công.

Van bướm điều khiển bằng motor điện có khả năng đóng mở chính xác

4. Van bướm điều khiển khí nén

Đây là loại Van bướm điều khiển tự động bằng bộ khí nén điều khiển nên có thời gian đóng mở nhanh chỉ từ 1 đến 2 giây. Van được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau nên có thể làm việc ở mọi môi trường như nước, khí, hoá chất.

Bộ điều khiển khí nén của van được sản xuất theo tiêu chuẩn IP67 nên chống bám bụi và chống ăn mòn tốt. Ngoài ra, van còn được thiết kế gọn nhẹ và sử dụng khí nén để đóng mở nên có độ an toàn cao và tránh được tình trạng tắc nghẽn hiệu quả. 

Trên đây đã chia sẻ các đặc điểm nổi bật của các loại Van bướm được phân theo kiểu điều khiển van. Qua đó, tùy vào nhu cầu, túi tiền của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn được sản phẩm van cánh bướm thích hợp nhất. 

Trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa biết chọn van cánh bướm nào thì hãy liên hệ với chúng tôi theo https://tuanhungphat.vn/ để được nhân viên chuyên nghiệp tại Tuấn Hưng Phát tư vấn cụ thể về các loại van nhé!