Thư pháp vốn là một trong những thú vui tao nhã và đầy ý nghĩa được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt trong thư pháp chữ nhẫn thường được mọi người đề cao. Vậy ý nghĩa của chữ “Nhẫn” trong thư pháp là gì?
Ý nghĩa của thư pháp chữ nhẫn
Ảnh 1. Thư pháp chữ nhẫn
Ai đã từng treo tranh thư pháp chữ nhẫn trong nhà chắc hẳn đều ấn tượng bởi cách tạo thành chữ “Nhẫn”. Chữ nhẫn trong tiếng Hán được ghép bởi hai chữ: bộ “đao” ở trên và chữ “tâm” ở dưới. Đao trong tiếng Hán nghĩa là con dao, còn tâm chính là trái tim. Do đó chữ “Nhẫn” có nghĩa lưỡi dao ở ngay bên mình, nếu không biết nhẫn nhịn thì sẽ xảy ra nhiều chuyện đau đớn, phiền phức.
Vì vậy “Nhẫn” có rất nhiều ý nghĩa, có thể hiểu nhẫn là sự độ lượng, tha thứ, nhường nhịn lẫn nhau, nhẫn nại, kiên trì không nóng vội làm hỏng việc lớn. Khổng tử cũng từng nói rằng việc nhỏ không nhẫn được thì việc lớn ắt sẽ hỏng để nói tới ý nghĩa quan trọng của thái độ biết kiên trì, nhẫn nhịn chờ thời.
Trong lịch sử từ xưa đến nay cũng đã từng nói đến rất nhiều câu chuyện về sự nhẫn nhịn như chuyện có người tu sắp thành phật nhưng chỉ còn 1 ngày không chịu nhẫn nại mà làm hỏng cả cuộc đời tu hành. Hoặc trường hợp bất đế vương chỉ nghe sự kích bác của bậc tiểu nhân mà làm hại người lương thiện…Do đó sự nhẫn nại, kiên trì, nhường nhịn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống.
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong đời sống của người Việt Nam
Ảnh 2. Hiểu được ý nghĩa của chữ nhẫn chúng ta sẽ thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng
Người Việt Nam chúng ta thường rất xem trọng tình nghĩa. Do đó trong quan hệ hàng ngày với người thân, xóm làng thường nhường nhịn lẫn nhau tránh để xảy ra xô xát, tranh chấp mâu thuẫn. Với mỗi gia đình chữ “nhẫn” giúp các thành viên nhường nhịn lẫn nhau, sống chan hòa, hạnh phúc. Bởi trong cuộc sống dù là người thân nhưng không tránh khỏi những lúc va chạm, xích mích, hiểu lầm. Vì vậy nhẫn nhịn lẫn nhau để gia đình hòa thuận, êm ấm là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên điều quan trọng không phải ai cũng học được chữ “Nhẫn” nên dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng xảy ra. Vì tranh chấp đất đai, tiền bạc mà anh em chém giết lẫn nhau. Vì vợ chồng mâu thuẫn không kiềm chế được sự nóng giận dẫn đến bố giết mẹ, con thơ bơ vơ…Nếu trong những trường hợp đó mọi người biết hạ cái tôi cá nhân của mình xuống, biết nhẫn nhịn chắc hẳn đã không xảy ra những chuyện đau lòng trên.
Như vậy nếu hiểu được ý nghĩa của chữ nhẫn chắc chắn con người sẽ có cách hành xử khéo léo hơn để tránh mâu thuẫn. Vì thế nhiều người rất thích treo tranh thư pháp chữ nhẫn trong nhà mục đích để khuyên chính mình cần nhìn vào chữ nhẫn để tâm an, sống hiền hòa đồng thời răn dạy con cháu phải biết nhẫn nhịn, nhường nhịn nhau. Cho nên chữ nhẫn trở thành quy tắc ứng xử giúp qan hệ giữa mọi người trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu có thể làm chủ được cảm xúc, biết nhẫn nhịn là người thành công.
Trong y học, chữ nhẫn còn có ý nghĩa mang lại sức khỏe. Những người biết nhẫn nhịn, bỏ qua những điều không hay điều chỉnh cảm xúc sẽ không nóng giận. Còn những người nóng giận không biết nhẫn nhịn sẽ làm cho tinh thần bị kích động, huyết áp tăng, nhịp tim tăng ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn đến những hành động dại dột mất kiểm soát. Thế mới thấy được tác dụng và ý nghĩa của thư pháp chữ nhẫn có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
Nếu yêu thích thư pháp chữ nhẫn bạn có thể tham khảo qua website https://quadatvang.com để được tư vấn chi tiết. Biết nhẫn nhịn, tâm hồn thanh thản sẽ khiến chúng ta thấy yêu cuộc sống hơn.