Những điều bí ẩn về tháp Bánh Ít – Quy Nhơn

24.những điều Bí ẩn Về Tháp Bánh Ít1

Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung của Việt Nam và được cho là nơi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Đến với Bình Định ngày nay có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là địa điểm tham quan du lịch số một tại thành phố Quy Nhơn đó là Eo Gió – Kỳ Co, ngoài ra bạn còn được khám phá những danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất đặc biệt này, và ngoài những điểm vui chơi tham quan bạn còn được biết đến một tòa tháp còn tồn tại ngày nay của Vương quốc Chăm – Pa, đó chính là Tháp Bánh Ít. Vậy tháp Bánh Ít có gì đặc biệt hãy cùng chúng tôi khám phá tòa tháp này nhé.

Xem thêm >> tour Quan Lạn

  1. Tháp Bánh Ít ở đâu

Tháp Bánh Ít tọa lạc tại thôn Đại Lễ xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Quần thể tháp có tất cả 4 tháp, sở dĩ cái tên Bánh Ít được đặt vì một món ăn nổi tiếng ở Bình Định là món Bánh ít và từ xa bạn nhìn vào tòa tháp này rất giống chiếc bánh đó và cũng vì vậy mà cái tên Bánh Ít được ra đời.

  1. Những điều đặc biệt bí ẩn tại tháp Bánh Ít

Nhắc đến kiến trúc Chăm còn sót lại khắp Việt Nam thì người ta sẽ nghĩ đến ngay những di tích Mỹ Sơn ở Quản Nam hay một ngôi đền tháp tại Ninh Thuận. Nhưng tại Bình Định nơi đây vẫn còn sót lại một tòa tháp ẩn dấu theo dòng thời gian  một dấu tích của đất nước Chăm – Pa hùng mạnh và cũng là một trong những cụm tháp lâu đời nhất du khách đừng bỏ lỡ khi đến với Bình Định nhé.

Tháp Bánh Ít được xây dựng vao thế kỷ thứ 10 và gần đây nhất một nhóm tác giả người Anh đã đưa tháp Bánh Ít vào 1001 công trình kiến trúc mà bạn nhất định phải ghé thăm trong đời. Tháp này còn mang những tên gọi khác là tháp Tri Thiện, tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn. Còn trong nhân gian từ xưa tới nay, khu tháp được gọi với cái tên gần gũi: tháp Bánh Ít.

Xem thêm >> du lịch minh châu 

Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một quả đồi thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bên cạnh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.

Tháp đầu tiên từ cổng vào du khách sẽ thấy là tháp Bia. Tháp Bia – nhà che bia là kiến trúc thường có mặt trong bố cục đền – tháp lớn ở một vùng. Trong tháo này thường có bia ký ghi lại công trạng của các vị vua và các vị thần linh được thờ ở không gian thiêng này. Rất tiếc là tấm bia trong ngôi tháp này hiện nay không còn.

Qua tháp Bia, cạnh ngôi tháp chính là tháp hình yên ngựa (tháp Hỏa) – kiến trúc độc nhất vô nhị của Bình Định. Do chỉ là một kiến trúc phụ có chức năng như một nhà kho (nơi người Chăm xưa dùng để đồ tế lễ) nên tháp yên ngựa có hình dáng và cấu trúc mô phỏng ngôi nhà sàn dân gian. Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa.

Xem thêm >>  du lịch bạch đằng giang 

Cạnh tháp yên ngựa là tháp Chính, đây là tòa kiến trúc lớn nhất. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn.